Viết nội dung cho blog là một vấn đề đang được rất nhiều bạn quan tâm, nhất là khi nội dung đang là yếu tố quan trọng trong việc seo từ khóa. Hiện nay mình đã viết được gần 60 bài viết content cho blog của mình, và mỗi bài thường tốn một vài ngày đến cả tuần. Sau khi viết nội dung một thời gian mình rút ra những kinh nghiệm sau và muốn chia sẻ nó với các bạn. Hi vọng các bạn có thể viết nội dung hay hơn, nhanh hơn và đạt được hiệu quả như ý.
1. Chuẩn bị kiến thức về điều cần viết
Đây là điều tối quan trọng trong viết nội dung bài viết. Trước khi viết bài viết về một nội dung, chủ đề, bạn cần trang bị đủ kiến thức về vấn đề đó. Bạn hiểu được vấn đề, thì chia sẻ mới mang tính chính xác, vấn đề mới có tính logic, người đọc mới đánh giá cao. Không nên viết bài khi mà bạn không nắm được vấn đề, kiến thức còn hạn hẹp. Sẽ làm sai lệch thông tin, làm người dùng tin nhầm, mua nhầm, làm nhầm.
Vậy làm sao để trang bị đủ lượng kiến thức để viết bài. Bạn không có thể là người giỏi trong tất cả lĩnh vực, kiến thức là vô hạn. Kiến thức bạn không đủ thì dựa vào kiến thức của người khác. Điều bạn cần làm là biết tổng quát được vấn đề, biết những thông tin nào đúng đắn, sau đó tổng hợp lại thành của mình. Thường thì trong các lĩnh vực bạn muốn tìm hiểu thì sẽ có những nguồn tài liệu chính thống hiệu quả. Hoặc là những người có những kiến thức chuyên sâu vào lĩnh vực đó.
Điều bạn cần làm là đọc những tài liệu, xem những ý kiến của người có kiến thức về lĩnh vực để biến thành kiến thức của mình.
Ví dụ: Khi mình viết bài về ổ cứng SSD thì mình đọc các tài liệu từ các hãng phần cứng, các bài review ở các trang nước ngoài. Và nếu xem các review thì mình xem của anh Duy Thanh Lê, một thành viên ở diễn đàn Vozforums có cơ hội sở hữu và thử nghiệm hầu hết các SSD có trên thị trường. Các ý kiến của anh có thể sử dụng để làm kiến thức để gợi ý cho người dùng.
2. Hãy dùng sản phẩm dịch vụ rồi mới chia sẻ
Để viết nội dung đánh giá về sản phẩm dịch vụ hãy dùng ít nhất một thời gian vài tháng mới review, một khi bạn không sử dụng sản phẩm hoặc sử dụng một thời gian ngắn thì hãy viết nội dung như một gợi ý mua sản phẩm. Thay vì là review một sản phẩm.
Trường hợp bạn không sử dụng sản phẩm, hay có cơ hội dùng được sản phẩm đó, nhưng ít nhất bạn xài một sản phẩm khác cùng loại, cùng hãng sản xuất. Thì nội dung bạn cũng có giá trị tham khảo.
3. Một bài viết tốt cần được lên dàn bài
Để viết một bài viết tốt bạn cần lên được dàn bài cho bài viết. Thông thường thì dàn bài sẽ bao gồm ba phần: mở đầu, phần nội dung và kết luận.
Phần mở đầu thường là đưa ra gợi ý hay lý do bạn viết bài hoặc muốn chia sẻ. Đôi khi không có mở đầu cũng được, đi thẳng vào vấn đề luôn.
Phần nội dung là phần chính, bạn cần xác định các ý chính của bài viết. Lên list các ý này và phát triển theo nó.
Phần kết luận cần phải có, bài viết cần chốt về vấn đề, nội dung bạn muốn truyền đạt. Nếu không có kết luận thì người đọc sẽ chẳng hiểu bạn viết gì cả.
Ngoài ra còn có một phần nữa là lưu ý. Trong trường hợp bạn muốn nêu thêm các vấn đề nằm ngoài hay đi kèm với nội dung, định hướng người dùng về một vấn đề bạn chưa nêu ở trên hay nhắm người dùng chú trọng vào phần nội dung nào.
4. Lên danh sách tất cả các ý chính
Để viết một nội dung bắt đầu thế nào rất khó hình dung. Khi bạn quyết định viết về vấn đề gì thì hãy ghi hết tất cả các ý chính bạn muốn truyền đạt vào đâu đó. Từ những ý chính này bạn tiến hành kiểm tra xem các ý chính này đúng chưa.
Bước tiếp theo là kiểm tra trong danh sách các ý chính này thiếu thì thêm vào, nếu dư hoặc trùng lặp ý nghĩa thì tiến hành loại bỏ. Mục tiêu của việc này là tối ưu danh sách cách ý chính cần viết. Sao cho truyền đạt đủ các ý chính, mà không bị trùng lặp nội dung, hay lan man.
Tiến hành sắp xếp lại các ý chính từ danh sách ở trên, sao cho các ý bổ trợ lẫn nhau. Người dùng dễ nắm bắt được nội dung hơn.
5. Phân tích các ý chính của phần nội dung
Từ những nội dung mà bạn đã lên danh sách. Bạn tiến hành tùy theo từng ý chính mà phát triển nội dung mà bạn muốn thể hiện.
Luôn bắt đầu bằng một tiêu đề là ý chính. Phần đoạn văn theo sau giải nghĩa cho tiêu đề hay thể hiện phần nội dung của tiêu đề. Luôn nhớ rằng, với mỗi ý chính bạn cũng cần phần nội dung và kết luận cho ý chính.
Không nên giải thích quá dài dòng vấn đề, chỉ cần thể hiện nội dung cần truyền đạt. Có thể chia nhỏ phần giải thích vấn đề qua các bài viết khác, để tăng tính tương tác, tập trung cho nội dung truyền đạt. Rất ít người, muốn đọc một nội dung dài cả.
Sau tất cả cái người dùng cần là đoạn nội dung đó khuyên họ điều gì. Sản phẩm A là tốt, hay dịch vụ này hay là dở.
5. Viết nội dung ngắn gọn xúc tích
Nội dung cần ngắn gọn xúc tích nhất có thể. Bạn cần đọc lại nội dung sau khi hoàn thành bài viết, kiểm tra các lỗi chính tả, tiến hành rút gọn các từ trùng lặp, thay thế các từ cùng nghĩa bằng các từ khác ngắn gọn hơn. Rút gọn các câu dài, bằng cách bỏ chủ ngữ, chỉ thể hiện nội dung.
6. Luôn luôn phải có kết luận
Đừng nêu quá nhiều ý kiến hay gợi ý, cho người đọc. Nhưng cuối cùng bạn chẳng kết luận bạn chọn sản phẩm nào, sản phẩm tốt ra sao, những thứ bạn đưa ra chung chung thì chẳng đi đến đâu cả.
Hãy luôn có một có một kết luận cho bài viết, nếu một đoạn văn không có kết luận bạn cũng nên chuyển tiếp nó qua phần nội dung khác.
Một kết luận hay là nhấn mạnh được vấn đề truyền đạt, hay thường thì người dùng ít khi đọc đến hết bài viết. Nên viết ngắn nhất nếu có thể.
7. Hãy trình bày nội dung một cách khóa học
Hãy sử dụng một format chung cho tất cả bài viết của bạn, về hiển thị ra ngoài bài viết cho người đọc. Để nội dung phân chia rõ ràng, dễ dàng đọc, cũng tăng tính tương tác với người dùng hơn. Vận dụng một số yếu tố sau đây để làm sinh động thêm bài viết.
- Sử dụng các thẻ
h2
để hiển thị các tiêu đề giữa các phần nội dung ( dàn bài) hoặc các ý chính. Các ý phụ nhỏ hơn thì sử dụng các thẻh3
,h4
,h5
- Nếu là danh sách các vấn đề phân tích cho nội dung thì nên để nó ở một danh sách bằng cách sử dụng các thẻ
ul
,li
,ol
,li
- Các danh từ hay các từ khóa cần nhấn mạnh thì dùng thẻ
b
hoặci
. Với các trích đoạn thì sử dụngquote
hoặc""
- Sử dụng hình ảnh để mô tả vấn đề, vừa sinh động vừa đỡ phải giải thích quá nhiều.
- Tận dụng thêm các video về nội dung, thay vài phần text khô khan.
- Các phần nội dung nên chia thành các đoạn văn, giữ khoảng cách với nhau. Các ý chung thì cùng một đoạn, nhưng không quá dài.
- Các phần nội dung so sánh nên sử dụng
table
cho trực quan sinh động. - Sử dụng thêm bảng mục lục cho nội dung bài viết, hoặc mục lục cho danh sách bài viết chung một chủ đề.
8. Tối ưu thêm seo khi viết nội dung
Ngoài việc viết nội dung đơn thuần, bạn cũng nên áp dụng các tiêu chuẩn như đặc từ khóa, đặt link, liên kết các từ khóa vào link nội bộ. Để bộ máy tìm kiếm đánh giá cao bài viết của bạn hơn, không chỉ là người dùng.
Kết luận
Đó là các mẹo để bạn viết được nội dung bài viết của bạn tốt hơn, hơn hết là chuẩn seo, và hình dung được cách viết bài. Từ những điều không thể thành có thể, từ chưa có ý nào mà viết được một bài viết. Chúc các bạn có những bài viết tốt.
Lưu ý:
Nếu bạn viết gì thì viết cũng nên chia sẻ các nội dung sự thật, những điều hay, đừng viết những nội dung chẳng để lại gì. Làm hoang mang người đọc, làm sai lệch thông tin.