Hướng dẫn chọn mua VPS

Ngày nay hầu hết mọi người đều có thể tự xây dựng cho mình một website để quảng bá mình, để sử dụng nó làm công cụ phương tiện dịch vụ để làm kinh doanh, giới thiệu sản phảm, tạo cho mình một website thương mại điện tử để mua bán sản phẩm, kinh doanh riêng. Nhưng để đưa các website đó lên mạng thì cần phải có 3 điều kiện là : domain, mã nguồn website, hositng để chứa website đó. Với phần hosting để chứa website thì thì tùy theo qui mô của website ta sử dụng dịch vụ hosting thông thường hay một máy chủ vps để tiến hành đưa source lên mạng.

Hôm nay mình sẽ viết hướng dẫn chi tiết cho bạn một vài thông tin cần lưu ý khi mua VPS, trong nước và ngoài nước, để các bạn có cái nhìn chân thực nhất chọn được đúng giá trị cho mình khi mua một con VPS cần thiết là gì.

Một số VPS nước ngoài:

 Digital Ocean có chất lượng tốt, được rất nhiều người sử dụng tại Việt Nam.

Cấu hình thấp nhất ở DO thì với giá đó bạn có thể mua ở các nhà cung cấp khác giá rẻ hơn,

hoặc được cấu hình tốt hơn. Nhưng bù lại có sự ổn định cao, phần quản trị dễ dàng sử dụng.

Có rất nhiều tài liệu hướng dẫn triển khai, và có triển khai thêm các dịch vụ load balancer, floating IP…

Hiện nay DO đang có chương trình khuyến mãi tặng 10$ vào tài khoản cho người sử dụng đăng ký mới.

Vultr cũng là một VPS giá rẻ dành cho người dùng Việt Nam.Phù hợp cho tất cả các bạn phù hợp

cho người mới bắt đầu sử dụng VPS. Dễ dàng đăng ký, các gói rẻ nhất có giá từ 2.5$ tương đương với cấu hình

tại Digital Ocean.
Có nhiều các máy chủ ở Singapore và Nhật bản cho bạn lựa chọn.

Linode là sự lựa chọn khá phù hợp cho những người mới tập sử dụng VPS

vì dễ đăng ký và có chất lượng khá tốt, các gói giá rẻ nhất cấu hình cao hơn các VPS các hãng khác.

Có 9 Datacenters, 3 Regions địa lý trong đó có các máy chủ ở Nhật Bản và Singapore rất phù hợp

với người dùng Việt Nam.

Một số VPS Việt Nam

AZDIGI là một công ty của Thạch Phạm tại Việt Nam cung cấp Full SSD VPS giá rẻ mà

vẫn đảm bảo được chất lượng tốt, tốc độ cao. Chỉ với 175.000 đồng/tháng là bạn đã có

ngay một VPS 1GB RAM và 1 CPU cho cả hai gói OpenVZ và KVM.

Trong vòng 10 ngày, bạn có thể yêu cầu hoàn tiền nếu không hài lòng với dịch vụ.

Hiện nay đây là một VPS đáng được sử dụng vì mang những ưu điểm của VPS nước ngoài và giá cả tốt

so với mặt bằng VPS Việt Nam.

TND là một nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ hosting và VPS lâu đời. Ưu điểm dễ dàng thanh toán, hỗ trợ bằng ticket nhanh.

Trước hết mình sẽ nói về VPS là gì?

VPS là từ viết tắt của cụm từ Virtual Private Server (Máy chủ ảo riêng tư). Một VPS cũng giống như Shared Host, đó là sẽ có nhiều VPS được đặt trên cùng một máy chủ vật lý và được tạo ra bằng một công nghệ ảo hóa. Vậy nó khác với Shared Host ở điểm nào mà giá lại cao hơn mà phục vụ được web lớn hơn?

Có 2 loại VPS dựa theo công nghệ ảo hóa:

KVM VPS

KVM là giải pháp ảo hóa toàn phần trên nền tảng Linux dựa trên phần cứng, mỗi máy ảo sử dụng KVM có tài nguyên hoàn toàn cô lập với những máy ảo khác trên cùng một node máy chủ, ví dụ như sở hữu kernel OS riêng, không phụ thuộc vào những máy ảo khác trên cùng hệ thống.

Mặc dù KVM là giải pháp trên Linux nhưng nó hỗ trợ máy ảo chạy hệ điều hành Windows và hầu hết các hệ điều hành nguyên bản khác.

Nhược điểm của KVM:

  • Thời gian khởi động, bật tắt lâu hơn.
  • Nếu đổi mật khẩu root trên trang quản trị, phải cần khởi động lại VPS.

OpenVZ VPS

OpenVZ là giải pháp tạo nhiều bản copy của các hệ điều hành Linux và mỗi bản copy đó chúng ta có thể gọi là một máy chủ ảo hoặc một môi trường ảo. Tất cả các máy chủ ảo OpenVZ đều chạy chung trên một kernel của máy chủ chính và sẽ phụ thuộc vào kernel của máy chủ chính.

Về cơ chế hoạt động nó gần giống ảo hóa nhưng thật sự không phải là ảo hóa, nhưng nó vẫn có đủ các tính năng cần thiết để sử dụng vào mục đích chạy các ứng dụng website hoặc các ứng dụng khác trên nền tảng Linux và quản lý toàn quyền bằng tài khoản root.

Nên chọn KVM hay OpenVZ?

Bạn nên chọn KVM nếu:

  • Bạn cần một máy chủ ảo có sức chịu đựng tốt với lượt truy cập lớn, tần suất đọc ghi dữ liệu cao. Ví dụ website lượt truy cập liên tục, VPN, Proxy,…
  • Bạn cần một máy ảo hoàn toàn tách biệt, không phụ thuộc vào các máy ảo khác trên hệ thống.
  • Sử dụng máy ảo làm NFS Server với kernel mode.
  • Bạn cần kết nối từ xa thông qua VNC để truy cập vô VPS ngay cả khi mạng trên VPS bị tắt.
  • Tự tạo và quản lý SWAP.
  • Làm chủ mọi tài nguyên và toàn quyền cấu hình như RAM, đĩa cứng,…
  • Đánh giá chung bạn nên chọn KVM nếu bạn cần một VPS thật sự ổn định, chịu được lượt truy cập lớn và tự do sử dụng.

Nên chọn OpenVZ nếu:

  • Bạn cần một VPS với chi phí thấp.
  • Cần giải pháp chịu tải tốt hơn so với Shared Hosting.
    Không cần sử dụng các tính năng nâng cao có trên KVM VPS.
  • Các ứng dụng và website của bạn không thường xuyên có nhiều đột biến về lượt truy cập.
  • Khi mua một VPS điều bạn cần quan tâm thứ nhất là công nghệ ảo hóa họ đang dùng là cái nào, hiện nay hầu hết mình sẽ tư vấn bạn mua VPS sử dụng công nghệ KVM vì giá của nó hiện giờ cũng rất hài hòa, mang lại cho bạn rất nhiều lợi ích khi sử dụng.
  • Ngoài ra có nhiều phần bạn cần quan tâm khi mua VPS đó là : Cấu hình số cpu core, loại cpu sử dụng, số ram, dung lượng ổ đĩa cứng loại ổ đĩa cứng, tốc độ mạng, băng thông và cài đặt cpanel nào.

Các bạn có thể xem bài viết của Thạch Phạm hướng dẫn tại đây: https://thachpham.com/hosting-domain/cam-nang-thue-vps.html

Ngoài các yếu tố trên thì vấn đề chọn mua VPS tại Việt Nam hay nước ngoài sẽ là một câu hỏi đau đầu bạn. Sau đây mình sẽ nêu ra một số ưu điểm nhược điểm khi sử dụng VPS trong nước và ngoài nước.

So sánh VPS trong nước và nước ngoài

VPS nước ngoài:

Một số VPS được người dùng Việt Nam thường dùng là : Digital Ocean, Vultr, Linode…

Ưu điểm:

  • Hầu hết các VPS nước ngoài sẽ có cấu hình cao hơn so với mua VPS trong nước ở cùng một cấu Hình.( Với 5$ bạn đã có được cấu hình ở DO: 1 core CPU, 512 MB Ram, 20 GB HDD SSD, 1 TB Transfer cùng cấu hình bạn phải trả gần gấp 2 với các VPS khác).
  • Hỗ trợ trong việc quản lý VPS bằng các công cụ có sẵn trong phần quản trị như: Reload OS, Snapshot, Restore VPS, Backup VPS hàng tuần ( nếu trả phí), Hỗ trợ Reboot VPS, Reset Passoword Root, Console Manager.
  • Hỗ trợ chuyển đổi location dễ dàng.
  • Hỗ trợ nâng cấp phần cứng lên gói lớn hơn, hỗ trợ thêm nhân CPU, ổ cứng, RAM một cách nhanh chóng và tự động. ( Hiện nay chỉ hỗ trợ nâng cấp HDD lên dung lượng không có thể quay lại gói có dung lượng ổ cứng thấp hơn, vì đi liền với hệ điều hành).
  • Dễ dàng mua thêm VPS để cấu hình lên cách dịch vụ như load Balancer, Floating IP, Firewall dành cho VPS để tăng khả năng bảo mật, hỗ trợ chịu tải cao hơn.
  • Theo dõi thông tin VPS dễ dàng xem thông tin về sử dụng tài nguyên hệ thống.
  • Có nhiều tài liệu để dễ dàng cài đặt nhiều hệ điều hành, cài đặt các chương trình trên VPS.
  • Thanh toán có thể theo giờ, theo tháng sử dụng, dùng cái nào thì trả tiền cái đó.
  • Dễ dàng tạo thêm VPS mới dễ dàng chỉ cần trong tài khoản còn tiền.
  • Hỗ trợ cài đặt hệ điều hành, cài đặt ứng dụng chỉ cần vài cái click rất nhanh chóng.

Nhược điểm:

  • Nơi đặt máy chủ xa Việt Nam nên trường hợp đứt cáp sẽ bị ảnh hưởng đến truy cập và đường truyền, ảnh hưởng đến SEO, khả năng truy cập của người dùng.
  • Vì sử dụng dịch vụ của nước ngoài nên khó khăn trong giao tiêp, liên hệ sử dụng, gởi ticket bạn cần biết tiếng Anh.
  • Bạn cần có kiến thức rộng để có thể cài đặt và quản trị VPS của mình.
  • Hình thức thanh toán chỉ có bằng thẻ visa, paypal đôi khi một số thẻ của Việt Nam bị chặn không sử dụng được.
  • Một số nhà cung cấp VPS thường sẽ khóa VPS của bạn khi nghi có dấu hiệu bị ddos.
  • Không có dịch vụ quản trị VPS, nên khó cho người sử dụng mới bắt đầu.

VPS trong nước

Ưu điểm:

  • Sever đặt tại Việt Nam nên tốc độ xử lý, thời gian phản hồi nhanh hơn, không bị ảnh hưởng khi bị đứt cáp, ảnh hưởng tới người dùng truy cập và SEO.
  • Hỗ trợ được người dùng dễ dàng hơn vì cùng ngôn ngữ.
  • Được hỗ trợ cài đặt và chuyển đổi dữ liệu trên VPS lúc đầu.
  • Có hỗ trợ xuất hóa đơn, hợp đồng thuận lợi cho công ty.
  • Có các gói quản trị VPS từ cơ bản đến nâng cao tốn phí hàng tháng.
  • Hỗ trợ trong việc cấp cấu hình khi trường hợp cần sử dụng cấu hình phần cứng cao hơn tại một thời điểm.

Nhược điểm:

  • Cùng một mức giá cấu hình thấp hơn VPS nước ngoài ( nhưng VPS trong nước thì hỗ trợ unlimit băng thông, tốc độ tùy theo card mạng ).
  • Trình quản lý của VPS đơn giản, có rất ít tùy chọn, thiếu đi các phần quan trọng ( Tùy theo nhà cung cấp).
  • Ví dụ như : PA chỉ có hỗ trợ reboot, reset mật khẩu root. ( Thiếu đi các phần như reload, restore, backup VPS )
  • Tốn phí, tốn thời gian khi muốn reload lại os hoặc restore lại VPS.
  • Muốn được hỗ trợ cần gọi điện hay gởi ticket tốn quá nhiều thời gian để xử lý, do trình quản lý thiếu các công cụ cần thiết.
  • Không có các tùy chọn hỗ trợ option như load balancer hay firewall, floating ip.
  • Thanh toán xong thì mới được sử dụng nên đôi khi cũng bất tiện khi cần dùng ngay, trừ khi bạn là khách hàng lớn, và thời gian làm việc theo giờ hành chính nên việc thanh toán này cần thời gian hoặc ảnh hưởng bởi cuối tuần.

Sau đây là bảng tổng hợp những ưu nhược điểm khi bạn sử dụng VPS trong nước và ngoài nước.

Các options VPS trong nước VPS nước ngoài
Hỗ trợ quản trị Reload OS Tùy theo nhà cung cấp ( Một số có tool trong quản trị, một số phải gởi ticket có tốn phí nếu muốn nhanh) Có tool sẵn trong phần quản trị cho người dùng chọn
Snapshot Tùy theo nhà cung cấp ( hầu hết là không có) Một số nhà cung cấp có sẵn
Backup VPS Tốn phí / hoặc miễn phí Tốn phí / miễn phí
Restore VPS Tùy theo nhà cung cấp ( hầu hết tốn phí) Miễn phí nếu sử dụng dịch vụ backup
Reboot VPS Có hỗ trợ sẵn Có hỗ trợ sẵn
Reset Password Root Có hỗ trợ sẵn Có hỗ trợ sẵn
Console Manager Không có hầu như dùng SSH Có sẵn
Các tùy chọn thêm Load Balancer Không có Tùy nhà cung cấp
Floating IPs Không có Tùy nhà cung cấp
Firewall Không có Tùy nhà cung cấp
Hình thức thanh toán Tiền mặt Không
Hợp đồng ( chuyển khoản) Không
Credit Card
Paypal Tùy nhà cung cấp Tùy nhà cung cấp
Hóa đơn Có ( Hóa đơn giấy, hóa đơn điện tử) Có hóa đơn điện tử
Hỗ trợ Phone
Email
Ticket
Nâng cấp cấu hình CPU, RAM, băng thông
Ổ đĩa cứng Có nhưng có nhiều tùy chọn ( Nâng cấp theo cấu hình hay nâng cấp ổ cứng riêng biệt)
Hoàn tiền Tùy nhà cung cấp Tùy chính sách của nhà cung cấp
Hóa đơn sử dụng
Gói quản trị VPS Căn bản Có ( Tính phí) Không
Nâng cao Có ( Tính phí ) Không
Hỗ trợ chuyển dữ liệu từ VPS cũ sang VPS mới Không
Chuyển đổi location Không
Truy vấn thông tin trạng thái VPS ( Tài nguyên sử dụng) Tùy nhà cung cấp
Cài đặt hệ điều hành Tùy nhà cung cấp Có ( Hỗ trợ cài đặt nhiều hệ điều hành)
Cài đặt ứng dụng Tùy nhà cung cấp Có ( Cài đặt ứng dụng chỉ bằng vài cú click)
Truy cập
Dễ quản trị, sử dụng Tùy nhà cung cấp ( Hầu hết là khó ) Dễ
Tốn phí khi muốn sử dụng một số dịch vụ Reload OS Không
Backup Có ( một số miễn phí) Có ( Hàng tháng)
Restore Có ( Một số miễn phí hầu hết là có) Không
Thời gian khi nhờ hỗ trợ Reload OS Từ 1- 4 giờ ( Hoặc tùy nhà cung cấp) Nhanh tức thì tùy theo tốc độ của tool
Restore Tùy nhà cung cấp ( Một số dùng tool thì nhanh, nếu nhân viên xử lí thì lâu) Nhanh ( tùy theo tốc độ của công cụ)

Kết luận:

Mỗi VPS đều có những ưu nhược điểm riêng về hỗ trợ, cấu hình và sử dụng, tùy theo nhu cầu mà bạn lự chọn. Mình sẽ lưu ý thêm một số điểm khi bạn chọn VPS nước ngoài và trong nước.

  • Thứ nhất rẻ chưa chắc đã quyết định được chất lượng, bên nên chọn VPS nào phù hợp với nhu cầu bạn nhất.
  • Thứ hai nếu VPS bạn có lượng người dùng ở đâu nhiều thì nên chọn location gần ở đó, nếu người dùng Việt Nam nhiều mà không sợ ảnh hưởng bởi đứt cáp thì chọn VPS nước ngoài, còn lại nên mua VPS trong nước để thuận tiện cho người dùng truy cập.
  • Thứ ba nên kiểm tra VPS có hỗ trợ nhanh gọn lẹ việc quản lý VPS bằng tool có sẵn như : reload os, snapshot, backup, restore VPS, reboot VPS, reset password root, hầu hết các VPS nước ngoài đều hỗ trợ các tùy chọn này. Các nhà cung cấp Việt Nam tùy nhà cung cấp mà có hỗ trợ hay không, bạn nên kiểm tra kĩ, nếu không có bạn sẽ rất mất thời gian dùng ticket hay gọi điện lên nhờ hỗ trợ.
  • Thứ tư bạn nên chọn nhà cung cấp VPS uy tín để tăng thời gian uptime, sự hỗ trợ, và có uy tín trong cộng đồng người sử dụng.
  • Thứ năm nếu bạn cần một VPS có hỗ trợ tải người dùng cao nên xem có hỗ trợ các tùy chọn cân bằng tải, sử dụng nhiều VPS để tối ưu tải với nhau không.
  • Thứ sáu, bạn nên kiểm tra bạn có tốn thêm thời gian hay chi phí các các sự hỗ trợ như reload os nhanh hay backup lại. Một số nhà cung cấp sẽ tính phí backup hàng tuần nhưng giá rẻ, và hỗ trợ restore bằng tool. một số nhà cung cấp VPS Việt Nam tốn phí khi reload os nhanh, hay phục hồi lại bản backup trước đó, các tùy chọn này nếu không chú ý bạn phải tốn rất nhiều phí khi sử dụng.
  • Thứ tám, bạn nên kiểm tra rằng việc nâng cấp VPS lên có dễ dàng hay không, có cần gởi ticket hỗ trợ và nâng cấp đó có sử dụng được ngay không. Nâng cấp ổ cứng theo hình thức nào.
  • Thứ chín, phương thức thanh toán như thế nào, có được hoàn tiền khi không hài lòng với dịch vụ hoặc sử dụng có lấy lại được tiền khi sử dụng một thời gian nếu thấy dịch vụ không tốt hay không. VPS nước ngoài một số thanh toán theo giờ hoặc theo tháng, và có cơ hội hoàn tiền lại.
  • Thứ mười, giá tiền khi muốn nâng cấp phần cứng giá như thế nào có đắt không, và số lượng tài nguyên nâng cấp tối đa lên được bao nhiêu.

Đó là những điều mình đã nêu ra, chọn hay không là ở bạn. Nhưng nếu là mình mình sẽ chọn các nhà cung cấp nước ngoài về cấu hình, sự hỗ trợ, khả năng mở rộng tối ưu. Còn trường hợp sử dụng VPS trong nước thì bạn nên chọn các nhà cung cấp có các công cụ hỗ trợ truy cập vào VPS nhanh gọn lẹ.

Một số nhà cung cấp nước ngoài mình recomend là : Digitacl Ocean, Vultr, Linode.
Một số nhà cung cấp trong nước mình recomend là: Azdizi, TND.

Nếu bạn thích bài viết và nếu bạn muốn đăng ký một vps thì click vào link để ủng hộ mình, khi đăng ký trên Digital Ocean để mình có thêm chút kinh phí duy trì:

Đăng ký Digital Ocean

Chia sẻ bài viết

Add Comment