Hướng dẫn chọn mua SSD

SSD (tiếng Anh: Solid State Drive – Ổ lưu trữ thể bền vững hay Ổ cứng điện tử), trong tiếng Việt có một số tên khác trong đời sống như Ổ cứng thể rắn hoặc Ổ lưu trữ bán dẫn là một thiết bị lưu trữ sử dụng bộ nhớ flash để lưu trữ dữ liệu trên máy tính một cách bền vững.
Một ổ SSD đồng thời mô phỏng quá trình lưu trữ và truy cập dữ liệu giống như ổ đĩa cứng (HDD) thông thường và do đó dễ dàng được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Ổ SSD sử dụng SRAM hoặc DRAM hoặc bộ nhớ Flash để lưu dữ liệu, không nên nhầm lẫn với RAM Disk là một công nghệ mô phỏng và lưu dữ liệu trên RAM.

Đặc tính

Nhờ việc sử dụng RAM để lưu dữ liệu, hoạt động đọc/ghi dữ liệu của SSD không kéo theo sự chuyển động của bất cứ phần nào trên ổ đĩa và do đó làm ổ đĩa bền vững hơn so với HDD, gần như không gây tiếng ồn, không có độ trễ cơ học nên mang lại tốc độ truy cập cao hơn. Đồng thời không mất thời gian khởi động như ổ HDD.

Ngoài ra, nhờ không sử dụng đầu đọc cơ học để truy cập dữ liệu, SSD tiêu tốn ít điện năng hơn HDD và có thể hoạt động ở điện áp thấp hơn so với HDD, kích thước gọn hơn. Do đó, nó được sử dụng trong nhiều máy tính điện áp thấp. Ổ SSD của Texas Instrument sử dụng RAM có thời gian truy cập dữ liệu là 15 micro giây, nhanh gấp 250 lần ổ cứng truyền thống, còn ổ SSD sử dụng bộ nhớ flash có thời gian truy cập dữ liệu từ 80-120 micro giây.

Ổ SSD có dải hoạt động nhiệt cao hơn HDD, thông thường trong dải nhiệt 5-55oC. Một số ổ flash có thể hoạt động ở nhiệt độ 70oC. Tuy nhiên, ổ SSD có những hạn chế về dung lượng lưu trữ, độ bền đọc/ghi so với ổ HDD thông thường. Hiện nay một ổ SSD dạng Flash có thể đọc ghi tối đa khoảng 10.000 lần cho ổ loại MLC và 100.000 lần cho ổ loại SLC. Ổ SSD đắt hơn nhiều lần so với HDD nếu tính trên đơn vị dung lượng lưu trữ.

Cấu tạo một ổ cứng SSD

Cấu tạo ổ cứng SSD

Bao gồm có : Controller điều khiển ổ cứng SSD, các chip Flash NAND chứa dữ liệu SSD, Module ram làm nhiệm vụ cache dữ liệu cho SSD, các kết nối liên kết với hệ thống và các flash NAND.

[/junkie-content-summary]

1. Các yếu tố khi chọn mua SSD.

Flash loại gì:

Thành phần quan trọng cấu tạo nên SSD chính là chip nhớ flash NAND và chính các chip nhớ này ảnh hưởng đến tuổi thọ của ổ SSD, hiệu năng tổng thể của SSD. Dựa trên cấu trúc chip nhớ flash NAND, dữ liệu tồn tài khi được lưu trữ trong các ô dữ liệu chồng lên nhau trong các lớp cách điện.

Về cơ bản, có 4 loại kiến trúc công nghệ chip nhớ flash NAND: đầu tiên là SLC (Single-level cell), tiếp đến là MLC (Multi-level cell) ( Có công nghệ EMLC và MLC ), TLC (Triple-level cell) và cuối cùng là QLC (Quad-level cell). Điểm khác nhau cơ bản của chúng nằm ở khả năng chứa được bao nhiêu bit trên mỗi ô nhớ (cell).

Chu kỳ ghi và xóa dữ liệu diễn ra liên tục. Dữ liệu cần phải đi qua 1 lớp cách điện và điện tích đi qua sẽ phân hủy dần lớp cách điện đó. Sau một số lượng chu kỳ nhất định, lớp cách điện này sẽ mất hoàn toàn. Đó là lý do tồn tại khái niệm P/E (chu kỳ ghi/xóa dữ liệu) và tuổi thọ của ổ SSD dựa vào chu kỳ đó.

Theo bảng thông số kỹ thuật bên dưới cho thấy NAND SLC chỉ chứa 1 bit dữ liệu (0 hoặc 1) nhưng có độ trễ thấp nhất và độ bền đạt đến 100.000 chu kỳ ghi xóa. MLC chứa 2 bit dữ liệu và chu kỳ ghi xóa vào khoảng 10.000 lần. Trong khi đó, NAND TLC (triple level cell) chứa đến 3 bit dữ liệu nhưng vấn đề lớn nhất của công nghệ chip nhớ này là độ tin cậy thấp, chỉ 5.000 chu kỳ P/E và độ trễ cao hơn nhiều so với hai loại trên.

Controller

Controller là một hành phần bao gồm nhiều thành phần linh kiện điện tử tích hợp vào một mạch tích hợp, trên đó có chứa thông tin lưu trữ Firmware dùng để làm nhiệm vụ quản lý SSD , giao tiếp với bộ nhớ Flash, đọc ghi dữ liệu trên NaND Flash và tiến hành quản lý việc ghi xóa dữ liệu, theo các thuật toán, kĩ thuật lấy dữ liệu ra sao.  Liên kết với các thành phần lại với nhau, trao đổi dữ liệu Input/outpout với bên ngoài.

Controller là thành phần quan trọng thứ 2 sau NAND Flash ảnh hưởng tới hiệu xuất của SSD, nếu NAND Flash ngon nhưng Controller không xử lý tốt sẽ không mang lại hiệu năng cao nhất.

Có nhiều hãng làm controller trên thị trường, và có một số hãng làm SSD tự sản xuất controller cho riêng mình.

RAM Cache

Chức năng giống như RAM nhằm lưu trữ dữ liệu trước khi đưa vào lưu trữ trong SSD hay lấy dữ liệu truy xuất nhiều trên SSD. Ngoài ra còn còn có một loại cache nữa là dùng các chip FLASH SLC để làm cache cho ổ cứng, các dữ liệu hay sử dụng sẽ được đưa vào đây. Bộ nhớ RAM Cache càng lớn khi các ổ cứng cùng thông số kĩ thuật NAND , Controller thì RAM Cache càng nhiều độ ổn định tốc độ sẽ cao hơn.
Khi hết ram hay SLC cache thì tốc độ sẽ giảm xuống.

Dung lượng

Với SSD thì dung lượng càng lớn thì tốc độ truy cập cũng tăng lên và độ bền khi khi sử dụng cũng tăng lên theo số chip nhớ hiện có.

Độ bền theo thời gian sử dụng

Tùy theo loại NAND Flash và các công nghệ ứng dụng trên ổ cứng SSD của bạn sẽ có độ bền ra sao, thường được tính bằng số chu kỳ ghi xóa. Nhưng thường thì các ổ SSD thông thường được ước lượng bằng Total Bytes Written, tổng số dung lượng đã ghi trên ổ cứng, và có nhà sản xuất sẽ công bố thông số này.
Như Kingston UV 400 Total Bytes Written (TBW)4: 120GB: 50TB.
Nhưng hầu hết các ổ cứng MLC có Total Bytes Written từ 70 TB đến 200 TB trở lên, với mỗi ngày ghi tầm 40 GB dữ liệu thì bạn chỉ có sử dụng 1 năm là 14TB, vậy thì dau khi hết bảo hành SSD của bạn vẫn chưa chết. Thực sự thì SSD của mình sử dụng NAND MLC xài thời gian tầm 2 năm chỉ sử dụng có 4 TB. Đến lúc sử dụng hết 70 TB thì còn rất lâu.
Chưa kể đó là thông số nhà sản xuất công bố, một số SSD có thể chạy đến mức 22 PB mới chết.

Công nghệ

Các công nghệ có hỗ trợ trên SSD, như sửa lỗi SSD ECC, hỗ trợ TRIM, hỗ trợ sử dụng ram tăng tốc ổ cứng … Tùy theo SSD, tùy theo hãng mà có các công nghệ hỗ trợ kèm theo, nhưng hâu hết là giống nhau, chri trừ một số hãng hỗ trợ thêm chức năng riêng biệt.

Hãng sản xuất

Có nhiều hãng sản xuất SSD, nhưng trên thị trường Việt Nam, nổi trội nhất là các sản phẩm đến từ các nhà sản xuất như : SAMSUNG, INTEL, PLEXTOR…

Bảo hành

SSD bảo hành từ 2, 3, 5, 10 năm. Thường thì SSD có thời gian BH 3 năm là phổ biến, thường thì độ bền SSD trừ các trường hợp bị hỏng do điện áp hay lỗi nhà sản xuất thì nó vẫn sẽ hỏng khi đạt được số chi kì ghi xóa giưới hạn mà chip nhớ nó có thể. Nhưng các bạn yên tâm, với các công nghệ hiện nay có thể giảm chu kì ghi xóa đi ít nhất và tăng tuổi thọ của SSD.
Trung bình các SSD có dung lượng thấp được các hãng công bố có số dung lượng ghi xóa vào 70 TB, đến 200 TB , nhưng thực sự nó có thể hoạt động nhiều hơn. Với lượng dữ liệu ghi lên ổ cứng mỗi ngày tầm 40 GB thì bạn có thể sử dụng ít nhất cao hơn thời gian được bảo hành.

Cổng kết nối và giao thức truyền dữ liệu

Hiện nay SSD đã trở nên phổ biến ở các máy tính bàn cũng như các laptop chơi game. Dung lượng ngày càng tăng và giá cả càng giảm cộng với nhiều ưu điểm về tốc độ, SSD đang dần thay thế các ổ cứng cơ truyền thống. Cổng kết nối vật lý (physical connector) là nơi giao tiếp giữa SSD và bo mạch chủ hay laptop trong khi giao thức dữ liệu (data protocol) là giao thức sẽ được SSD sử dụng để giao tiếp với bo mạch chủ hay laptop.

Thứ hai, sự thay đổi về cổng kết nối vật lý. Thay vì sử dụng đầu kết nối SATA thông thường, bây giờ chúng ta đã có khá nhiều loại cổng kết nối với những ưu điểm riêng.

Điểm nhận thấy (cổng kết nối) và điểm mù (giao thức truyền dữ liệu) sẽ khiến những người thiếu kinh nghiệm về SSD bị rối. Hãy xem qua bài hướng dẫn của chúng tôi dưới đây để các bạn có thể thấy những điểm khác biệt về các loại SSD hiện nay.

Nói về kết nối vật lý thì chia thành các loại sau:

Kết nối sử dụng cổng Sata ( Sata 2, Sata 3 ) khi nghĩ ngay đến SSD các bạn thường nghĩ ngay đến các kết nối vật lý này.

Kết nối sử dụng cổng mSata sử dụng các kết nối vật lý tương tự Mini PCI Express.
SSD Msata
Kết nối sử dụng chuẩn PCI Express tương tự như một thiết bị sử dụng cổng PCI Express, có thể là một module SSD gắn trên một card chuyển đổi hay một SSD nằm chung bo mạch trên card chuyển đổi.
SSD PCI Express
Kết nối sử dụng chuẩn Sata Express ( Vừa là cổng Sata vừa kết hợp PCI Express)


Kết nối sử dụng chuẩn M2 ( NGFF (Next generation form factor) ) là chuẩn kết nối cho các thiết bị di động phổ biến hiện nay và cả trên máy để bàn.
SSD M2 Connector

SSD M2
Kết nối sử dụng chuẩn U2.
SSD U2 SFF-8639

Giao thức truyền dữ liệu

Giao thức truyền dữ liệu sử dụng Sata ( Sử dụng chuẩn kết nối Sata 2, Sata 3, Sata Express, mSata, M2 sử dụng kết nối Sata )
Băng thông của Sata 2 là 3 Gb/s, Sata 3 6 Gb/s. ( tốc độ vào thực tế vào 300 Mb/s , 600 MB/s ), nếu Sata Express chỉ sử dụng cổng Sata thì tối độ đối đa cũng chỉ theo băng thông Sata 3.

Hiện nay, giao tiếp SATA III đã được sử dụng rộng rãi, tốc độ đọc và ghi của giao tiếp này đạt giới hạn ở mức 6Gb/s, tương ứng khoảng 550MB/s R/W. Các ổ cứng SSD sử dụng giao tiếp SATA sẽ bị giới hạn ở tốc độ nêu trên.

Giao tiếp truyền dữ liệu dùng PCI Express ( Sử dụng chuẩn Sata Express, M2 PCI Express, PCI Express, U2)

SSD với PCI Express cũng đang dần trở nên phổ biến nhờ rất nhiều các ưu điểm. Về tốc độ, PCI-E 16x có thể mang tới băng thông bộ nhớ lên tới 16Gbps. tương ứng khoảng 2GB/s, gấp 4 lần so với SATA.
Các kết nối cổng M2, U2 hiện nay sử dụng PCI Express hiện nay có thể sử dụng từ 2-4 lane PCI Express, băng thông từ 16Gb/s đến 32 Gb/s tương tương từ 2 GB/s đến 4 GB/s. Hiện nay có các sản phẩm sử dụng M2 NVE hay U2 NVE của các hãng đã đạt được tốc độ 3100 MB/s rất đáng sử dụng, nhưng giá thành thì không rẻ.

Kích thước

Tùy theo mỗi chuẩn SSD khác nhau mà có hình dáng kích thước khác nhau, SSD sử dụng các kết nối kiểu dáng Sata 2 cũng có kích thước 1.8″ , 2.5″, các ổ mSata cũng có kích thước khác nhau tùy theo chuẩn mà bo mạch hay vị trí đặt hỗ trợ, các thiết bị chuẩn M2 cũng có kích thước khác nhau, độ rộng khác nhau.

2. Hướng dẫn chọn mua SSD

Tìm hiểu kiến thức về SSD, hay hỏi thông tin tư vấn từ người có hiểu biết
Xem review

Trước hết muốn mua một món hàng nào thì ngoài yếu tố tìm hiểu về thông tin, thông số kĩ thuật sản phẩm, thứ quyết định tới việc mua món đồ đó là reivew. Có rất nhiều review trên mạng, và có một số đó thì là quảng cáo, hay được trả tiền để làm review, nhưng cũng tùy vào người review, nhưng mà các vấn đề bạn nên quan tâm kĩ là những gì SSD đó mang lại, thực sự thì đọc một bài review chỉ ra con nào tốt nhất thôi, nhưng với người dùng thực sự có thấy được khác biệt hay không, và khi xài thì chưa chắc đạt được tốc độ như bài review vì các bài review được sử dụng trên các cấu hình tốt nhất, CPU tối ưu cho SSD.
Sau khi xem xong một bài review thì bạn nên xem thử đánh giá người dùng, tham khảo về các trường hợp bảo hành, vấn đề thời gian sử dụng có gặp vấn đề gì không, cũng nên đọc kĩ các đánh giá đơn giản các đánh giá cũng có một số Seeder vào, làm sai lệch lựa chọn.
Ngoài các vấn đề về reivew bạn cũng cần quan tâm về giá, bảo hàng, công ty phân phối.

Nhờ tư vấn từ trên mạng

Đôi khi cách nhanh nhất để chọn lựa một chiếc SSD tốt nhất là để người khác chọn dùm bạn, không cần phải tìm hiểu suy nghĩ gì, bạn chỉ cần hỏi một ai đó. Bạn đưa ra yêu cầu người khác bán cho bạn nhanh nhất. Chỉ cần hỏi đúng người.
Bạn đăng yêu cầu của mình lên: vozforums, tinhte, hay một số group bán hàng hay group trên facebook, mọi người sẽ tư vấn cho bạn, bạn sẽ đọc comment tìm ra con nào tốt nhất giá rẻ nhất, đôi hki có vài người liên hệ bán cho bạn hàng hóa với giá rẻ nữa.

Mua đại

Nếu bạn không biết gì thì hãy ra cửa hàng, chọn cho mình một con giá tiền cao nhất trong tầm giá của một dòng sản phẩm là được.

3. Mua SSD ở đâu

Hiện nay mua SSD rất dễ, có thể mua từ nhiều nguồn, nhưng lựa chọn nơi nào giá rẻ nhất là được.
Mua trên các trang thương mại điện tử: giá rẻ hoặc ít nhất bằng với giá các cửa hàng đang bán.
Ưu điểm: có thể mua ngay được và sẽ được ship tới tận nhà, có thể sử dụng mã giảm giá rẻ hơn có thể được tới 10% giá trị món hàng, nếu đợt khuyến mãi có thể rẻ hơn, không cần phải tới cửa hàng.
Ngoài các tiện lợi từ việc được vẫn chuyển miễn phí, các trang bán hàng sẽ không giao tiền ngay cho đối tác cung cấp sản phẩm, nếu phát hiện sản phẩm giả nhái, kém chất lượng bạn có thể lấy được tiền.
Nhược điểm: nếu không tìm được đối tác uy tín sẽ dễ mua nhầm hàng giả hàng nhái, tốn thời gian giải quyết. Nếu hư hỏng cần bảo hành thì cần tốn thời gian tạo phiếu đổi trả, chờ người tới nhận hàng về bảo hành rồi gởi lại cho bạn.

Mua hàng từ các cá nhân trên mạng: Hàng này thường chủ yếu là hàng xách tay, hàng chính hãng cá nhân mua về bán lại, hàng cũ.
Ưu điểm: giá thành rẻ, có thể tìm thấy nhiều, được check sản phẩm trước khi mua, được tư vấn, dùng thử.
Nhược điểm: đôi khi mua phải hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng hay các cá nhân không có uy tín bán. Thời gian bảo hành bị sụt giảm, hay thời gian bảo hành lâu do chờ có hàng hay không có BH dài nếu hàng xách tay.

Mua từ các cửa hàng: Là cách mua nhanh nhất, có thể ra các cửa hàng bán linh kiện lớn, sản phẩm thường là hàng chính hãng đủ thể loại, kiểu dáng, giá cả.Nhưng khi mua bạn nên hỏi nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, lấy từ nhà phân phối nào, thời gian bảo hành qui định bảo hành nên đọc kĩ trước khi mua.

Ưu điểm: có thể tìm mua ở nhiều cửa hàng, nhanh gọn lẹ, kiểm tra ngày được tư vấn tốt.
Khuyết điểm: giá đôi khi không được tốt, có chỗ giá đắt chỗ giá rẻ.

Mua SSD trên các trang thương mại điện tử

Mua SSD trên tiki

Mua SSD trên Shopee

Hiện nay bạn chỉ cần theo dõi và mua SSD ở 2 trang trên là đủ, giá cả hiện nay chỉ tầm 500k cho một ổ 120GB. Thường thì shopee sẽ có giá rẻ hơn, các bạn nên chọn ổ cứng từ nhà phân phối hay các shop chính hãng, nếu có shop nào có cửa hàng mà bán Online thì nên ưu tiên.

4. Kinh nghiệm chọn mua SSD

Khi mua SSD thì bạn nên tìm các nguồn review, tham khảo ý kiến từ người dùng khác, hay các chuyên gia, rồi chọn cho mình nơi mua, giá cả. Về SSD thì nên ưu tiên chọn con có giá tiền và hiệu năng tương đối, nếu dư dả thì cứ chơi các con hàng cao cấp, tốc độ tốt.
Cũng không nên tiếc tiền khi mua SSD một SSD với dung lượng ghi từ vài chục TB đến hàng trăm TB, vì vậy với hiệu suất sử dụng hàng ngày bình thường từ vài GB đến vài chục GB thì không nên quá lo lắng việc SSD của bạn sẽ có tuổi thọ kém khi ghi hết vòng đời, bạn có thể sử dụng rất lâu, nếu SSD hỏng thì thường do lỗi sốc điện, cổng kết nối hay nếu lỗi thì do nhà sản xuất, hầu hết được đổi mới.
Các SSD thường ra đi không báo trước vì vậy nên lưu dữ liệu trên SSD thì hạn chế, và nên backup thường xuyên hơn và chỉ nên chứa hệ điều hành và phần mềm là chính.

Nếu có tiền hay hệ thống của bạn có hỗ trợ thì nên ưu tiên các ổ SSD sử dụng cổng M2, hay PCI Express, tốt nhất là SSD M2 Nve. Ngoài ra hiện đang có ổ SSD Optane của Intel mới ra mắt, cũng đáng dược kì vọng.

Khi bạn xem một review về SSD thì trước hết bạn chú trọng về thông số SSD:

  • Sử dụng NAND Flash nào: MLC được ưu tiên hơn TLC ( Nhưng còn tùy thuộc vào các thông số bên dưới nữa).
  • Controller nào.
  • Sử dụng cổng kết nối nào Sata 3, Sata Express, mSata, M2 Sata/Express, M2 PCI Express NVE, U2. ( Các kết nối càng về sau càng được ưu tiên về tốc độ công nghệ, nếu có tiền bạn có thể mua )
  • Tốc độ điểm IOPS đọc truy xuất ngẫu nhiên có cao không, so sánh với các SSD khác ( Càng lớn càng tốt, khi so sánh 2 con SSD cùng dòng, cùng phân khúc).
  • Điểm benchmark 4K khi đọc cái file dữ liệu nhỏ hệ điều hành, tốc độ đọc càng lớn càng tốt. ( Điểm 4k càng lớn càng tốt, đây là một trong những vấn đề quan trọng nhất)
  • Tốc độ ổn định khi SSD đạt từng mức dung lượng, khi test copy hay chạy file tốc độ có sụt giảm nhiều không hay ổn định. ( Bạn sẽ ưu tiên các SSD có tốc độ tuy có thể thấp hơn một chút nhưng độ ổn định cao hơn)
  • Có sụt giảm hiệu năng khi ổ ghi gần đầy. ( Thường thì ít xảy ra, nhưng nhiều hãng có các công nghệ tránh hiện tượng này)

Tốc độ đọc/ghi tuần tự tối đa (Max Sequential Read/Writes)

Khái niệm này được các nhà sản xuất đưa ra với mục đích marketing nhiều hơn là có ý nghĩa cho việc sử dụng thực tế hàng ngày của người dùng. Tốc độ đọc/ghi tuần tự tối đa chỉ tính cho việc truyền tải tập tin lớn và việc di chuyển tập tin mất nhiều thời gian. Do ổ cứng có thể đọc và ghi các tập tin đơn dung lượng lớn nhanh hơn nhiều so với nhiều các tập tin nhỏ và dung lượng ngẫu nhiên, nên thông số tốc độ đọc/ghi tuần tự tối đa thường không có nhiều ý nghĩa thực tế, trừ phi bạn có nhu cầu đọc ghi các tập tin có dung lượng lớn.

Tốc độ đọc/ghi ngẫu nhiên (4 KB Random Read/Writes):

Đây có thể nói là các thông số có ý nghĩa thực tế và bạn nên để ý. Nó được sử dụng như 1 công cụ benchmark để “tái tạo” các tình huống sử dụng thực tế của người dùng. Tốc độ này thường được viết tắt bằng thông số IOPS (ví dụ như bạn sẽ thấy trong phần thông số kĩ thuật SSD có ghi 90.000 IOPS). Chúng ta đều biết quá trình sử dụng máy tính, việc phải đọc các tập tin có dung lượng nhỏ như các tập tin cache của trình duyệt, cookies, page file, lưu game, tài liệu…diễn ra thường xuyên. Các thông số IOPS lớn hơn đồng nghĩa với việc tốc độ đọc các file nhỏ của SSD cao hơn. Bạn cũng có thể quy đổi thông số IOPS ra chuẩn MB/giây theo công thức sau để dễ hình dung hơn:

IOPS x 4 / 1024 = tốc độ MB/giây

5. Kết luận

Nếu bạn chưa thử SSD mới thì nên mua cho mình một chiếc, tốc độ khởi động hệ điều hành, mở ứng dụng lên rất nhanh, SSD tuy có tăng giá một chút so với thời điểm trước đây nhưng cũng đáng để bạn nâng cấp cho máy tính của mình.

Có nhiều nơi mua SSD nhưng mình giới thiệu bạn một số nơi để mua:

– Các cửa hàng đại lý nổi tiếng như Tân Doanh, Phong Vũ, Tân Thành Doanh các cửa hàng đã bán lâu năm. Nếu ở Hà nội thì An Phát, HNC, Mai Hoàng.
– Còn nếu mua Onlien thì có thể mua trên các website có bán SSD oline như : Memoryzone ( hỗ trợ vận chuyển toàn quốc, ), Sailback .
– Các trang thương mại điện tử như : Lazada, Tiki, Adayroi. ( Lưu ý nếu mua SSD từ các shop trên Lazada thì nên mua từ các shop có cửa hàng uy tín như : An Phát, HNC, Xuân Vinh ). Nên sử dụng kèm mã giảm giá để được giá tốt nhất.
– Nếu mua hàng xách tay thì bạn nên mua từ các người bán lâu năm có uy tín, và hỗ trợ bạn BH ít nhất 2 năm, và hỗ trợ đổi mới sản phẩm cho bạn.

Đôi khi bạn khó khăn trong lựa chọn một chiếc SSD thì mình list ra những chiếc SSD đáng mua.

6. Lưu ý:

Khi mua SSD nên cẩn thận kiểm tra sản phẩm khi xài, có bị hỏng cổng kết nối dữ liệu hay sứt mẻ vì nếu cổng này hỏng sẽ không được bảo hành, vì các hãng đều từ chối bảo hành.
Có một số sản phẩm của SSD Kingston, Samsung sẽ có một số sản phẩm hàng nhái, chất lượng kém, tốc độ thấp, nhanh hỏng, các bạn nên kiểm tra rõ ràng bằng phần mềm check thông tin của hãng, kiểm tra bằng phần mềm test tốc độ, và chọn mua nơi uy tín, tránh tham rẻ mà mua.
Một số SSD chưa chắc chạy đúng tốc độ như hãng benchmark, SSD tốc độ còn phụ thuộc vào chuẩn kết nối, cổng kết nối, dây kết nối, vi xử lý, chipset, bộ nhớ ram, phần mềm và hệ điều hành.
Điểm 4k và sự ổn định tốc độ và độ bền của SSD ảnh hưởng đến quyết định chọn mua SSD của bạn.
Luôn giữ cho nhiệt độ ổ cứng SSD ổn định, đừng để SSD quá nóng hay chênh lệch nhiệt độ xô lệch có thể làm ảnh hởng tới SSD làm mất dữ liệu.
Một số laptop chỉ hỗ trợ một số chuẩn SSD, bạn nên kiểm tra thử thông số kỹ thuật laptop mình trước khi mua SSD nào nhé, để tránh mua về không sử dụng được.
Tốc độ SSD, độ bền phụ thuộc vào các thông số kĩ thuật ở trên, và thêm phụ thuộc vào dung lượng của SSD.

Một số phần tài liệu về SSD:

Thế nào là NVE

NVMe: Kỷ nguyên mới của tốc độ truyền dữ liệu nhanh như ánh sáng

Thế nào là 3ND NAND Flash

http://genk.vn/do-choi-so/samsung-vnand-loi-re-moi-cho-cuoc-dua-cai-thien-chip-nho-nand-20130910171520295.chn

http://www.baomoi.com/the-he-ssd-moi-su-dung-cong-nghe-3d-xpoint-se-dat-gap-4-den-5-lan-ssd-hien-nay/c/20061976.epi

https://tinhte.vn/threads/intel-va-micron-ra-mat-3d-xpoint-chip-nho-nhanh-hon-1000-lan-so-voi-nand-vua-lam-ssd-vua-lam-ram.2489431/

https://www.thegioididong.com/tin-tuc/cong-nghe-chip-3d-nand-la-gi-kien-truc-bo-nho-flash-o-cung-ssd-880409

Tìm hiểu về băng thông của PCI Express

http://www.tested.com/tech/457440-theoretical-vs-actual-bandwidth-pci-express-and-thunderbolt/

Thông tin tất tần tật về SSD ( cách thức SSD hoạt động ghi xóa dữ liệu )

Tất tần tật về ổ SSD

Tìm hiểu về Sata Express

https://tinhte.vn/threads/cong-ket-noi-sata-express-la-gi-va-no-giup-ich-nhu-the-nao-cho-thiet-bi-luu-tru.2291931/

Một số bài viết trên mạng dịch từ nước ngoài vẫn có sai sót, các bạn nên đọc và tìm bản tiếng anh để so sánh, tránh đọc không hiểu. Mình thấy một số bài sai.

Chia sẻ bài viết

Add Comment